KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Thứ năm - 01/10/2020 21:49
LOGO TRƯỜNG 28 7
LOGO TRƯỜNG 28 7
PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BẾN CÁT
TRƯỜNG MẦM NON 28.7
 
 

Số:            /KHCL – MN287
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 

           Mỹ Phước, ngày     tháng    năm 2020

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
 
 

        Căn cứ Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025;
          Căn cứ kế hoạch số 3214/KH-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh Bình Dương về việc triển khai thực hiện Đề án “Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025”;
Căn cứ Kế hoạch số 123/KH-UBND ngày 14/10/2019 của UBND thị xã Bến Cát về Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phát triển GDMN giai đoạn 2018 – 2025” theo Quyết định phê duyệt Đề án số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ;
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025 nhằm xác định rõ định hướng mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hiệu trưởng, ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường. Xây dựng và triển khai Kế hoạch chiến lược của trường mầm non 28.7 là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện tốt kế hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương giai đoạn 2020-2025 nhằm phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.
        Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị;
      Trường mầm non 28.7 xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển GDMN tại đơn vị giai đoạn 2020 -2025 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
          - Tổng số cán bộ, giáo viên nhân viên: 23. Trong đó: CBQL: 02, giáo viên: 10, cấp dưỡng: 04, bảo vệ: 02, phục vụ: 01, kế toán: 01, bảo mẫu: 03.
          - Trình độ:
Đội ngũ Tổng số Trong đó nữ
I. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên 14 14
* Số Đảng viên 1 1
- Đảng viên là Cán bộ quản lý 1 1
- Đảng viên là Giáo viên 0 0
- Đảng viên là Nhân viên 0 0
1. Giáo viên 5 5
- 12+2 2 2
- 9+3 0 0
- Cao đẳng 3 3
- Đại học 0 0
Số giáo viên chia theo nhóm tuổi

5

5
Chia ra:  - Dưới 31 2 2
- Từ 30- 39 3 3
- Từ 40- 49 0 0
- Từ 50- 54 0 0
- Từ 55- 59 0 0
2. Cán bộ quản lý 2 2
    - Hiệu trưởng 1 1
- Phó hiệu trưởng 1 1
Trình độ đào tạo Hiệu trưởng    
- Đại học 1 1
Trình độ đào tạo Phó Hiệu trưởng    
- Đại học 1 1
    3. Nhân viên 7 5
- Nhân viên kế toán 1 1
- Nhân viên y tế 0 0
- Phục vụ 1 1
- Bảo vệ 2 0
- Văn thư 0 0
- Nhân viên khác (Cấp Dưỡng, bảo mẫu) 3 3

 - Công tác tổ chức quản lý của lãnh đạo trường: phối hợp nhịp nhàng, năng động, sáng tạo, nhiệt tình trách nhiệm. Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai, kiểm tra đánh giá được chú trọng. Được sự tín nhiệm tin tưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh trường.
          - Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên: có tinh thần đoàn kết cao, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Tất cả đều hướng đến mục đích chung đưa chất lượng giáo dục nhà trường ngày càng nâng cao và phát triển theo mục tiêu giáo dục của Ngành đề ra.
2. Học sinh:
STT Khối Số lớp Tổng số
HS
Nữ Khuyết tật BQ Trẻ/lớp Ghi chú
1 Nhà trẻ 1 24 07 0 24  
2 3 tuổi 1 37 19 0 37  
3 4 tuổi 1 37 15 0 37  
Tổng cộng 3 98 41 0    
 
  1. Về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ:
            - Hàng năm, nhà trường đảm bảo các chỉ tiêu đề ra về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, có biện pháp phù hợp để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện như: xây dựng một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh thân thiện, phòng chống bạo lực học đường cho trẻ, xây dựng trường mầm non theo các tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm.
           - Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ luôn đạt kết quả tốt, trong những năm qua không có dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm xảy ra trong trường, 100% trẻ đến trường được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, 100% trẻ có sự phát triển về thể chất, nhận thức, thẩm mỹ, ngôn ngữ và phát triển tình cảm kỹ năng xã hội theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non. Kết quả cụ thể hàng năm như sau: Toàn trường: Tỉ lệ chuyên cần: 89,6%, Tỉ lệ bé ngoan: 90,2%.
- Khối Lá:  Tỉ lệ chuyên cần: 95,3%; Tỉ lệ bé ngoan: 92%.
- Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân:
+ Đầu năm:  01/98 trẻ; tỉ lệ: 2,3 %
+ Cuối năm: 0/98 tỉ lệ: 0,0; giảm 8.3% so với đầu năm
-  Suy dinh dưỡng thể thấp còi:
+ Đầu năm: 07/98 trẻ; tỉ lệ: 7,1%
+ Cuối năm: 01/98 tỉ lệ 1%; giảm 6,1% so với đầu năm
 -  Cháu SDD 2 thể: 0
- Trẻ thừa cân – béo phì
+ Đầu năm: 20/98 trẻ; chiếm tỉ lệ:  20,4 %.
  + Cuối năm: 8/98, chiếm 8,2%, giảm 12.2%
- Số trẻ phát triển bình thường 89 tỉ lệ 90,8%
- Tỉ lệ bé ngoan đạt: Toàn trường 88,5%.
    - Tỉ lệ chuyên cần đạt: 92,5 %; Nhà trẻ: 92%; Mẫu giáo: 92,7%.
    - Tỉ lệ trẻ phát triển về 5 mặt lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội, thẩm mỹ đạt 95%.
3. Cơ sở vật chất:
Tổng số có: Phòng học: 03 phòng, phòng y tế: 01; phòng Hiệu trưởng: 01; văn phòng: 01; bếp: 01.
Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ đáp ứng được yêu cầu dạy, phòng học sạch sẽ, thoáng mát. Cảnh quan sư phạm đẹp, có nhiều cây xanh bóng mát, vườn hoa, vườn rau đảm bảo tốt cho hoạt động học và hoạt động vui chơi của trẻ.
Các công trình khác: Bếp một chiều, nhà vệ sinh khép kín, hệ thống cấp thoát nước, nhà để xe của giáo viên đều đáp ứng nhu cầu và đạt tiêu chuẩn theo quy định.
Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý đầy đủ, đảm bảo tốt các nhu cầu làm việc của cán bộ quản lý nhà trường. Tuy nhiên về giáo viên thiếu nên việc làm các đồ dùng đồ chơi sáng tạo, đồ chơi mở còn hạn chế.
4. Điểm mạnh, điểm yếu.
4.1. Điểm mạnh:
- Công tác tổ chức quản lý của Ban giám hiệu có tầm nhìn khoa học, sáng tạo; công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới; được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đoàn kết, trách nhiệm, cầu tiến. Không ngại khó khăn, năng động, sáng tạo trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, tạo cơ hội cho trẻ phát triển toàn diện.
- Quy mô trường phù hợp với quy định trong Điều lệ Trường mầm non
- Cơ sở vật chất xanh-sạch-đẹp. Thiết bị dạy-học đủ để phục vụ cho giảng dạy và học tập của nhà trường.
4.2. Điểm yếu:
- Đội ngũ giáo viên chưa đồng đều dẫn đến chất lượng chưa đồng đều ở các nhóm lớp. Đội ngũ giáo viên còn hạn chế về kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ (do giáo viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm).
- Một số giáo viên lập nghiệp xa quê đời sống kinh tế thiếu thốn, khó khăn, ở nhà trọ nên việc trao dồi chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế.
- Về cơ sở vật chất còn hạn chế: Trường có 03 lớp học chưa đáp ứng được nhu cầu gửi con của phụ huynh trong độ tuổi mầm non (không có lớp Lá). Chưa có các phòng chức năng như: phòng học ngoại ngữ, phòng âm nhạc, phòng thể chất, phòng hội trường, phòng phó hiệu trưởng, phòng kế toán và phòng nghỉ dành cho nhân viên cấp dưỡng,...
5. Thời cơ:
- Trong những năm qua Ngành giáo dục tỉnh Bình Dương nói chung và Thị xã Bến Cát nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nên đã có những tác động không nhỏ đến tầng lớp Cha mẹ trẻ và Chính quyền địa phương; Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã có những định hướng quan tâm, chỉ đạo đặc biệt đối với công tác giáo dục của nhà trường; 
- Các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt được ngành phát động, triển khai đã phần nào làm thay đổi nhận thức, hành động của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
- Được sự quan tâm của Đảng ủy và chính quyền địa phương Phường Mỹ Phước về mọi mặt.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên được bồi dưỡng về năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm thường xuyên, 80% giáo viên thành thạo trong việc soạn giảng ứng dụng công nghệ thông tin, nhiệt tình và có trách nhiệm cao với công việc.
- Phần đông trẻ và cha mẹ trẻ trong địa bàn đã có lòng tin vào chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của nhà trường, yên tâm khi được học tại trường.
6. Thách thức:
- Là địa bàn đông dân cư, vấn đề đặt ra là huy động mọi nguồn lực để đầu tư mở rộng quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất và điều kiện dạy học trong giai đoạn tới để củng cố, phát triển qui mô nhóm, lớp phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của phường Mỹ Phước và thị xã Bến Cát đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ mầm non, nhất là con em công nhân lao động, đảm bảo trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục bằng những hình thức thích hợp, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế.
- Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và của học sinh, đòi hỏi nhà trường phải có thay đổi vượt bậc về các điều kiện dạy học cũng như phương pháp, cách thức tổ chức dạy học nhằm bắt kịp đà phát triển chung của ngành. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng mũi nhọn, để thu hút đông đảo học sinh trong địa bàn về học tại trường. Đa dạng hóa các phương thức, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng đạt chuẩn quốc gia và đạt chuẩn chất lượng GDMN để ngang tầm với các đơn với bạn. Nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, chuẩn bị tốt cho trẻ em vào học lớp một; phát triển GDMN cho trẻ em dưới 5 tuổi.
II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC:
1. Tầm nhìn:
Xây dựng một đơn vị có tính kỉ cương dân chủ tình thương trách nhiệm, đoàn kết hỗ trợ nhau, biết được nhiệm vụ của mỗi cá nhân và biết phối hợp làm việc đạt hiệu quả, trung thực, khách quan trong việc thực thi nhiệm vụ.
2. Sứ mệnh:
Từng bước xây dựng một ngôi trường thân thiện, xanh - sạch - đẹp, lành mạnh, an toàn về thể chất lẫn tinh thần, phòng chống bạo lực học đường. Tạo niềm tin của phụ huynh, an tâm cho học sinh để các con “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Một môi trường để giáo viên cống hiến hết sức mình “Tận tâm, tận tụy, tận lực hết lòng vì đàn con thân yêu”. Trẻ có những hiểu biết kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh và kĩ năng cơ bản để tự phục vụ bản thân thích ứng với cuộc sống.
3. Giá trị cốt lõi:
Tinh thần trách nhiệm; Khát vọng vươn lên.
 Lòng nhân ái, tính trung thực, thân thiện;
Sự hợp tác; Đoàn kết nội bộ;
 4. Phương châm hành động:
- "Hãy dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ thơ"
- “Hãy nói lời yêu thương với trẻ”.
- “Cô đổi mới sáng tạo, cháu tích cực tự tin”
- “Lắng nghe để hiểu trẻ, gần trẻ để yêu thương”
- “Nụ cười của trẻ, hạnh phúc của cô”
III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
1. Mục tiêu chung:
Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của địa phương, đất nước và thời đại.
Phấn đấu đến năm 2025, trường mầm non 28.7 nằm trong nhóm những trường mầm non có chất lượng của Thị xã Bến Cát là một trong những ngôi trường có cảnh quan sư phạm và CSVC xanh, sạch, đẹp. Đa dạng hóa các phương thức, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng đạt chuẩn quốc gia và đạt chuẩn chất lượng GDMN để ngang tầm với các đơn với bạn.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Đối với nhà trường:
2.1.1. Phát triển trường chất lượng cao:
- Năm học 2020-2021: Phát triển quy mô trường lớp, nâng cao chất lượng giáo dục tiến tới xây dụng trường chuẩn quốc gia mức độ và kiểm định chất lượng.
- Năm 2021-2022: Trường phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1 và kiểm định mức 2, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Năm 2022-2023: trường phấn đấu giữ vững và duy trì trường chuẩn quốc gia mức 1 và kiểm định chất lượng mức 2
- Năm 2023-2024: tiếp tục giữ vững và duy trì chuẩn mức 1 và kiểm định mức 2.
- Năm 2024-2025: tiếp tục giữ vững và duy trì chuẩn mức 1 và kiểm định mức 2.
2.1.2. Phát triển về quy mô lớp học:
 
Năm học NT Mẫu giáo Toàn trường
Số lớp Số trẻ Số lớp Số trẻ Số lớp Số trẻ
2020-2021 1 25 6 195 7 220
2021-2022 1 25 8 275 9 305
2022-2023 1 28 9 292 10 320
2023-2024 2 60 9 290 11 350
2024-2025 2 60 9 300 11 360
               
2.2. Chất lượng chăm sóc giáo dục
Thực hiện sáng tạo chương trình giáo dục mầm non theo tiếp tục thực hiện chuyên đề Xây dựng trường Mầm non Lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ  những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
2.2.1. Chỉ tiêu chăm sóc nuôi dưỡng
- 100% các nhóm/lớp đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ ở mọi nơi mọi lúc, duy trì chế độ ăn đúng, ăn đủ, công khai rõ ràng.
- Đảm bảo nhu cầu năng lượng khẩu phần ăn của trẻ tại trường đúng quy định: 60-70% calo/ngày, 100% trẻ được uống sữa mỗi ngày. Đảm bảo ký kết hợp đồng thực phẩm với Công có uy tín, chất lượng và có tính pháp lý.
- Đảm bảo tuyệt đối không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong đơn vị.
- Thực hành chế biến món ăn mới: 1 món/tháng
-  Đảm bảo bếp ăn nhà trường đạt tiêu chuẩn VSATTP.
- 100% trẻ được khám sức khỏe 2 lần/năm và được theo dõi biểu đồ tăng trưởng.
- 100% trẻ tăng cân và 90% trẻ có sức khỏe phát triển bình thường.
-  Phục hồi dinh dưỡng  trẻ SDD 90% trở lên.
- 100% trẻ được theo dõi tình trạng dinh dưỡng qua biểu đồ đầy đủ, kịp thời, đúng kỹ thuật, số liệu chính xác, đúng quy định. Phấn đấu  giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi thể gầy cồm còn dưới 5% so với đầu năm học.
- 100% nhóm/lớp được kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ béo phì, chú ý giảm tốc độ tăng cân của trẻ nhằm giúp trẻ phát triển sức khoẻ, tầm vóc, trí tuệ tốt khi trưởng thành.
- 100% trẻ có đồ dùng cá nhân, có ký hiệu và được rèn luyện thói quen vệ sinh, văn minh lịch sự.
- 100% trẻ có nề nếp trong học tập, vui chơi, ăn ngủ, vệ sinh, lễ giáo.
2.2.2. Chỉ tiêu chăm sóc giáo dục
- 100% nhóm/lớp thực hiện chương trình khung và phát triển chương trình giáo dục mầm non.
- 100% trẻ được đánh giá theo 5 lĩnh vực phát triển ở cuối độ tuổi
- 100% trẻ 5 tuổi được đánh giá chuẩn phát triển của trẻ 2 lần/năm, đánh giá cuối chủ đề.
- Tỷ lệ bé ngoan: 85 -90%
- Tỷ lệ chuyên cần toàn trường trên 90%, trong đó: Nhà trẻ 90%, Khối Mầm, Chồi 90%, Khối lá 92 % trở lên
- 90 % trẻ tiếp thu tốt và vận dụng tốt các kỹ năng sống.
-  90% trẻ đạt các mục tiêu giáo dục theo từng độ tuổi
- 100% lớp thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học an toàn, thân thiện”
- 90 giáo viên thực hiện tốt làm và sử dụng ĐDDH mở.
- 100% giáo viên thực hiện tốt lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo và giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình GDMN.
- 100% nhóm/lớp thực hiện tốt việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm toàn diện, tích hợp “lấy trẻ làm trung tâm”, tăng cường hoạt động vui chơi, thường xuyên tạo cơ hội để trẻ được hoạt động trải nghiệm, khám phá; chú trọng giáo dục hình thành và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ, với yêu cầu của xã hội hiện đại và truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
- 100% nhóm lớp có bản tin tuyên truyền kiến thức cho các bậc cha mẹ có hình thức và nội dung phong phú, phù hợp.
2.2.3. Giải pháp
- Đảm bảo đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ. Sắp xếp và bố trí đủ số lượng giáo viên, đảm bảo cơ cấu giáo viên trên lớp.
- Tạo môi trường nhóm, lớp theo dạng mở, tiếp tục thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường Mầm non Lấy trẻ làm trung tâm” .
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Tăng cường phát triển vận động cho trẻ.
- Thường xuyên kiểm tra các hoạt động chuyên môn trong nhà trường, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, giáo viên trong trường.
- Đổi mới quản lí cách chăm sóc giáo dục trẻ, định hướng giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, chủ động tìm tòi, áp dụng các phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ hiện đại từ đó nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển tối đa những phẩm chất và năng lực ở từng trẻ.
- Chú trọng tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu về di tích lịch sử địa phương…
2. 3. Phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên:
2.3.1. Về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học:
Xây dựng đội ngũ CB-GV-NV đủ về số lượng, có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có trình độ tin học, có phong cách sư phạm mẫu mực, tận tụy yêu nghề mến trẻ, đoàn kết thống nhất hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của trường. Cụ thể:
* Đối với Cán bộ quản lý: 100% trình độ Đại học; có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học. Đánh giá chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hằng năm đều được xếp loại Xuất sắc.
* Đối với Giáo viên: 70% trình độ đào tạo Đại học, 100% giáo viên có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, 60% giáo viên có chứng chỉ Ngoại ngữ B, tin học B trở lên; 60% giáo viên  đánh giá chuẩn nghề nghiệp loại Khá, tốt trở lên; 80% giáo viên đều xếp loại Khá, Tốt  trở lên về chuyên môn nghiệp vụ; 20% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi thị trở lên; bồi dưỡng thường xuyên 90% giáo viên được xếp loại khá, giỏi.
2.3. 2. Giải pháp phát triển đội ngũ:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường về vai trò, vị trí và sự cần thiết phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể sư phạm đối với sự nghiệp phát triển nhà trường.
- Tạo môi trường làm việc vui vẻ, thoải mái, đoàn kết và văn minh để tất cả cán bộ giáo viên công nhân viên được phát huy hết năng lực, sở trường trong công việc của mình để nâng cao hiệu suất lao động, góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng phát triển.
- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bằng nhiều hình thức: Dự giờ, thao giảng, thi giáo viên giỏi, chuyên đề, trao đổi học tập kinh nghiệm… Phát động các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt có phần thưởng khích lệ và góp ý rút kinh nghiệm để giáo viên khắc phục những tồn tại và phát huy thành tích đạt được.
- Tạo môi trường thuận lợi để cán bộ, giáo viên, nhân viên phát huy hết khả năng của mình; tích cực, sáng tạo trong công việc và có những việc làm mang tính đột phá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Thường xuyên bồi dưỡng lực lượng cán bộ kế cận và lực lượng cốt cán của nhà trường thông qua thực tiễn công tác và tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng do cấp trên tổ chức. Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng tốt theo yêu cầu của xã hội.
  - Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, công bằng trong phê bình, thi đua khen thưởng theo kế hoạch, giải quyết những vướng mắc trong nội bộ CBGVNV trên cơ sở bình đẳng. Giải quyết kịp thời và đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên yên tâm công tác. Tạo bầu không khí làm việc đồng thuận, phát huy vai trò gương mẫu trong lãnh đạo, tạo khối đoàn kết nhất trí cùng nhau hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đề ra.
 - Phát huy vai trò cá nhân, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công việc.


2.4. Về trang thiết bị dạy-học, cơ sở vật chất:
- Thiết bị: Thường xuyên rà soát, bổ sung trang thiết bị đáp ứng nhu cầu tối thiểu về sử dụng thiết bị dạy học theo quy định.
- Giữ gìn và bảo quản tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường.
- Đến năm 2025, đảm bảo 100% khuôn viên đều được phủ xanh, có hệ thống tường bao khép kín. Cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.
  • Giải pháp phát triển cơ sở vật chất:
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư xây dựng mở rộng quy mô nhóm lớp trên 10 lớp và các phòng chức năng để đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh, để trẻ được tiếp cận với công nghệ thông tin và được hoạt động trải nghiệm, khám phá các phòng chức năng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục của nhà trường.
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo tu sửa cơ sở vật chất hàng năm.
- Giữ gìn và bảo quản cơ sở vật chất hiện có, thường xuyên tu bổ, vệ sinh trường lớp, làm đẹp cảnh quan nhà trường.
- Quy hoạch môi trường bên trong và bên ngoài, quy hoạch lại cây xanh, hoa cảnh tạo môi trường xanh- sạch - đẹp thể hiện trường học thân thiện để trẻ thỏa sức khám phá, sáng tạo.
-  Trang bị đủ thiết bị, ĐDDH, ĐDDC và thực hiện bảo quản, sử dụng thiết bị, ĐDĐC hiệu quả.
- Nhà bếp đảm bảo hợp vệ sinh, đúng qui cách bếp 1 chiều, trang bị đồ dùng có chất lượng, bền, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
- Tham mưu với ban đại diện cha mẹ học sinh, mạnh thường quân tăng cường hỗ trợ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục chung của trường.
2.5.  Nguồn lực tài chính
2.5.1. Mục tiêu và các nguồn lực tài chính
Huy động nguồn tài chính từ tất cả các nguồn: ngân sách nhà nước và địa phương, vận động nhân dân và cha mẹ trẻ.
 Tranh thủ sự đầu tư, ủng hộ của các doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội.
2.5.2. Giải pháp thực hiện
 Thực hiện đúng theo nguyên tắc tài chính, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện thu chi các nguồn; công khai tài chính đúng quy định.
Tuyên truyền, vận động phụ huynh thường xuyên phối hợp hỗ trợ nhà trường trong mọi hoạt động. Bàn bạc thống nhất và theo dõi thu chi các khoản thu hộ của Ban đại diện cha mẹ trẻ.
Tích cực huy động các nguồn lực xã hội khác như: Doanh nghiệp tư nhân, các mạnh thường quân, … hỗ trợ cho nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phổ biến chiến lược phát triển nhà trường
- Kế hoạch chiến lược Trường Mầm non 28.7 được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường và được công khai trong bảng tuyên truyền nhà trường, trên trang Website.
- Báo cáo với phòng Giáo dục và Đào tạo Bến Cát, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
- Niêm yết công khai Kế hoạch tại phòng hội đồng.
2. Xây dựng lộ trình thực hiện:
2.1. Giai đoạn 2020-2022
 - Triển khai kế hoạch đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. Báo cáo lên cơ quan cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo.
- Xây dựng Kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung đề ra theo từng năm học.
- Vận động CB-GV tham gia đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo luật giáo dục mới.
 - Tham mưu với các cấp lãnh đạo và Liên đoàn lao động tỉnh đầu tư xây dựng thêm nhóm lớp và các phòng chức năng để đáp ứng kịp thời theo sự đổi mới trong chương trình giáo dục Mầm non hiện nay.
- Phấn đấu đạt kiểm định chất lượng cấp độ 2, Công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
2.2. Giai đoạn 2022-2025
- Giữ vững các tiêu chí, tiêu chuẩn của chuẩn Quốc gia mức độ 1, kiểm định giáo dục cấp độ 2 theo thông tư 19/2018 của Bộ giáo dục.
- Phấn đấu huy động 100% trẻ 5 tuổi ở khu phố 3, 4 Phường Mỹ Phước ra lớp và hoàn thành CTGDMNTNT. Trẻ từ 3-5 tuổi đạt theo chỉ tiêu đưa ra hàng năm.
- Phấn đấu nhận bằng khen của UBND tỉnh.
 3. Phân công trách nhiệm từng bộ phận, cá nhân:
3.1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng
- Xây dựng chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Thành lập Ban chỉ đạo, Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Cụ thể:
+ Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch phát triển chung cho toàn trường.
+ Hằng năm, rà soát đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, có điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường theo từng giai đoạn.
2. Trách nhiệm của Phó Hiệu trưởng:
Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Trách nhiệm của tổ chuyên môn:
- Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác của tổ cụ thể (từng năm), trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, giải pháp
- Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên, tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
- Trong quá trình thực hiện thường xuyên phản hồi, đóng góp, tham mưu ý kiến với lãnh đạo nhà trường để có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
4. Trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, nhân viên:
- Căn cứ kế hoạch của tổ để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đúng thời gian quy định, thông tin kịp thời những vướng mắc nhằm để bàn bạc, có các giải pháp để thực hiện hiệu quả Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.
5. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường:
 - Hằng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.
 - Tuyên truyền, vận động các thành viên của đoàn thể, tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với nhà trường để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.
6. Trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong trường:
- Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của đoàn thể thực hiện tốt các nội dung và giải pháp, tham mưu với nhà trường điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp để có thể thực hiện tốt kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.
- Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung có liên quan trong vấn đề thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.
7. Trách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ trẻ:
- Phối hợp cùng với nhà trường, tuyên truyền vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiện một số mục tiêu của kế hoạch chiến lược.
- Tăng cường tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh quan tâm phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
V. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
        1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Bến Cát:
        - Phê duyệt kế hoạch chiến lược và tạo điều kiện để nhà trường thực hiện tốt các nội dung theo đúng kế hoạch hoạt động nhà trường, phù hợp với chiến lược phát triển.
        - Hỗ trợ, hướng dẫn về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch chiến lược.
- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục; Tổ chức các chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQL và giáo viên.
- Quan tâm quy hoạch, đào tạo, phê duyệt, tuyển dụng đội ngũ đảm bảo đủ cơ cấu và số lượng giáo viên cho nhà trường.
         2. Đối với chính quyền địa phương:
- Quan tâm chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục tại địa phương để giúp cho toàn xã hội xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh thống nhất, phụ huynh học sinh có ý thức trách nhiệm đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ.
- Cấp ủy, chính quyền địa phương phối hợp bảo vệ an ninh trật tự, tuyên truyền công tác giáo dục đạo đức học sinh qua hệ thống thông tin đại chúng.
- Phối hợp cùng với nhà trường tăng cường phổ biến, cung cấp kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ, chế độ, chính sách đối với trẻ em đến từng gia đình.
Trên đây là Kế hoạch chiến lược phát triển trường mầm non 28.7 giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn đến năm 2030. Kế hoạch chiến lược này nhằm định hướng cho quá trình xây dựng và phát triển nhà trường trong thời gian 5 năm tới và cũng thể hiện sự quyết tâm của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường trong sự nghiệp trồng người./.
 
 HIỆU TRƯỞNG 
                                                                                                                                                                                                                                     (Đã ký )
Nguyễn Thị Nhung 
Nơi nhận:                                                                                            
- PGD TX Bến Cát;
- UBND phường Mỹ Phước;
- Lưu VT.

 













           

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản phòng

219/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Kế hoạch phổ biến. giáo dục pháp luật năm 2024 của ngành Giáo dục và Đào tạo thị xã Bến Cát

Ngày ban hành : 11/03/2024

190/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 04/03/2024. Trích yếu: Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 27/05/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tổ chức đánh bạc và đánh bạc

Ngày ban hành : 04/03/2024

189/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 04/03/2024. Trích yếu: Kế hoạch Triển khai công tác tuyên truyền, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông năm 2024 tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thị xã Bến Cát

Ngày ban hành : 04/03/2024

186/PGDĐT-NG

Ngày ban hành: 04/03/2024. Trích yếu: Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Nghị quyết Trung ương 8 Khoá XIII"

Ngày ban hành : 04/03/2024

955/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 28/12/2023. Trích yếu: Kế hoạch Tổ chức Hội trại truyền thống học sinh thị xã Bến Cát Lần thứ VIII, năm học 2023-2024

Ngày ban hành : 29/12/2023

Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website của trường thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay259
  • Tháng hiện tại1,927
  • Tổng lượt truy cập264,323
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây